Niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ tháo lắp hay cố định như mắc cài, tạo lực kéo làm răng di chuyển, cho hàm răng đều đặn trên cung hàm. Nhưng khi nào cần niềng răng để sở hữu hàm răng khoẻ, đẹp, tạo cảm giác tự tin, thoải mái cho bạn khi giao tiếp?
Khi nào thì cần niềng răng?
Niềng răng được sử dụng cho những trường hợp răng có xu hướng mọc lệch lạc, không đúng vị trí dẫn đến sai khớp cắn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt. Những trường hợp cần phải niềng răng bao gồm:
+ Hô: Niềng răng hô là trường hợp phổ biến nhất trong các ca niềng răng, được áp dụng cho trường hợp răng bị chìa ra phía trước, một số trường hợp hô nặng bệnh nhân còn không thể khép môi được khi thả lỏng cơ môi. Ngoài ra, tình trạng môi căng, hàm dưới lùi khi bị hô cũng khiến cho khuôn hàm bị sai khớp cắn.

+ Móm: Móm răng là một trong những khiếm khuyết khá phức tạp của răng miệng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến thẩm mỹ, chức năng của hàm răng. Do hàm dưới phát triển quá mức, hoặc do hàm trên phát triển chậm hơn hàm dưới, hoặc kết hợp cả 2 yếu tố. Thông thường răng móm sẽ dẫn đến cắn ngược (răng cửa dưới phủ ngoài răng cửa trên như trong hình) hoặc cắn đối đầu (rìa cắn của răng cửa trên và dưới chạm nhau). cạo vôi răng có tốt không?
+ Răng khấp khểnh, chen chúc: Răng khấp khểnh là trường hợp sai khớp cắn rất dễ nhận thấy khi răng mọc lệch ra khỏi vị trí ban đầu trên cung hàm, răng trồi lên, răng thụt vào. Đôi khi các răng mọc chồng chen chúc lên nhau do hàm nhỏ không đủ chỗ trống cho tất cả các răng.
Niềng răng luôn là sự lựa chọn của những ai sở hữu hàm răng khấp khểnh kém duyên. Các khí cụ mắc cài hay khay niềng sẽ được điều chỉnh theo sự tính toán của nha sỹ để dịch chuyển vị trí của răng trên cung hàm. Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng thực tế của bạn mà nha sỹ sẽ chỉ định nhổ răng để tạo khoảng trống cho răng di chuyển hay không.
+ Sai lệch khớp cắn: Tình trạng sai lệch khớp cắn này khá phổ biến, ảnh hưởng không chỉ đến ăn nhai mà còn liên quan đến sức khỏe răng miệng. Có loại hình sai lệch khớp cắn là khớp cắn ngược (răng trên ở phía trong răng dưới), khớp cắn sâu (răng hàm trên che khuất răng hàm dưới) và cắn hở (răng trên và răng dưới không chạm nhau). Niềng răng sẽ giúp khắc phục các sai lệch khớp cắn hiệu quả, điều chỉnh các răng hàm trên và hàm dưới đều khít, có tỉ lệ tương quan giữa hai hàm hài hòa nhất.
+ Răng thưa: Răng thưa xảy ra khi có hiện tượng di răng do mất răng hay răng quá nhỏ so với cung hàm. Để khắc phục răng thưa, người ta có thể sử dụng phương pháp bọc răng sứ hay hàn trám răng. Tuy nhiên hai phương pháp này chỉ khắc phục được khi răng thưa chủ yếu xảy ra ở răng cửa. Còn nếu răng thưa diễn ra ở toàn hàm với mức độ lớn thì chỉ có niềng răng mới khắc phục được hiệu quả.
Bài viết được trích nguồn tại: http://rangsutot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578
Tg: Ngavvt
Đăng nhận xét
Click to see the code!
To insert emoticon you must added at least one space before the code.